Page 279 - nam bo xua va nay
P. 279

đậm tính nhân văn.
                             Cư dân Việt tha hương ở vùng đất mới  dễ kiếm sống nhưng
                       khó thiết lập những quan hệ bền chặt cho nên rất trân trọng tình cảm
                       “đồng cảnh  ngộ”, nhiều lúc nó thiêng liêng hơn quan hệ họ hàng.
                       Trong nếp sống thường ngày: nồi cơm luôn đầy sẵn lòng đãi khách,
                       lu  nước  ngọt  luôn trong  lành  và sẵn  gáo  dừa ở đầu  bến  hoặc ven
                       đường, kiến trúc nhà ở luôn sẵn chỗ cho người lỡ bước, kiểu nhà bè
                       có sự tích gắn với Thủ Huồng... Đó là những sinh hoạt văn hóa “mả
                       lòng” đối với người đồng cảnh ngộ.

                            Vùng đất Đồng Nai trù phú, đa hệ sinh thái  nhưng đầy biến
                      động bởi chiến sự. Cộng đồng cư dân Việt ở Đồng Nai gắn bó với
                       mảnh  đất  này chưa  lâu,  hội  nhập  từ nhiều  vùng  khác  nhau,  lý do
                      nhập  cư cũng  không  giống  nhau;  họ  chung  sống  hòa họp,  nương
                      tụa,  kế thừa và  học  tập  nhau  trong cuộc  sống  tha hương.  Cư dân
                      Việt đến Đồng Nai mang theo tổ tiên, thần thánh mà họ phụng thờ,
                      đến vùng đất mới tiếp nhận tín ngưỡng bốn địa, giao lưu với người
                      Hoa,  chịu  ảnh  hưởng  của  Nho-Phật-Lão  và  các  nhân  tố Âu  hóa
                      khiến cho sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian của họ lung linh
                      nhiều màu sắc, vừa phải thích ứng để dung họp nhiều yếu tố mới,
                      vừa phải cố kết để giữ gìn bản sắc cội nguồn.
                                                                     cXưa &  N ay 6/98)




                         (*)  Tổng kết nghiên cứu Địa bạ Nam kỳ lục tỉnh,  Nguyễn  Đình Đầu,
                         NXB TP.HCM  1994, trang  161.








                      304
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284