Page 322 - nam bo xua va nay
P. 322
ngồi lăng Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu xin xăm với lời thần thánh dạy
dễ đáng ghi tạc: bền chí, giữ nhân nghĩa thì vạn sự như ý! Mãi đến
những năm sau nầy, với việc đổi mới tư duy, thêm tuổi hơn 60, tôi
trực tiếp tham dự vào việc tế lễ ở lăng nói trên, với thái độ nhập
cuộc. Tôi thấy đã tiếp cận với sự thật hơn, âttrỉ thiên mệnh ”, tế lễ
với tôi là cách thư giãn có hiệu năng nhất, đối với người khác thì
tùy, đã là tín ngựỡng dân gian, không nên ép buộc nhau, hoặc tranh
luận dài dòng, tế lễ cho phép dùng rượu và thịt, cầu quốc thái dân
an, gió thuận mưa hòa, sĩ nông công thương phát đạt, “muốn ra ai
cấm, muốn vào ai ngăn ”.
Việc linh thiêng có thật hay chăng? Ông thần là ai?
Tham khảo bài văn tế ở Khánh Hòa, xã Vĩnh Phương, thấy
Nguyễn Đình Tư ghi như sau: Cung duy tôn thần, đại giả thần, diện
giả hóa, hữu cảm tư thông, thị bất kiến, thính bất văn, duy thành sở
ngụ (Kính nghĩ về đấng tôn thần, bậc lớn mới được thành thần,
huyền diệu biến hóa, có sự cảm thông, nhìn không thấy, lắng không
nghe, nhưng mà luôn luôn vẫn có).
Ở Bến Tre, xã Bảo Thạnh (Ba Tri) Nguyễn Duy Oành trong
chân dung Phan Thanh Giản trích lại bài văn tế Bổn cảnh thành
hoàng (và hai ông Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản) tổ chức vào
năm 1902; hai vị sau nầy vẫn được tôn làm phúc thần, không phân
biệt tiểu sử, vẫn theo công thức, qua bản dịch của Thái Hữu Võ:
“Càn khôn dồn khí tốt, sông biển đúc người tài, chịu tinh hoa trong
trời đất, mắt nhìn dường chẳng thấy, tai lóng cũng chẳng nghe,
được khí tốt trong máy âm dưong, chói rạng như thấy tượng thấy
hình. Đạo tuy cách chốn mờ chôh tỏ, hễ dốc lòng cầu, thì ứng hiện
lên. Thành thì dễ thông, dầu sáng dầu tối, đã cố lòng thì thấy có
linh thiêng ”.
350