Page 343 - nam bo xua va nay
P. 343
Khi tằm chín mọng, người ta đưa tằm lên “bũa” giăng tơ.
Làng dệt Vĩnh Đồn - Long Phú đẹp nhất lúc này đây. Trong nắng
sớm, nắng trưa nhà vàng óng những bữa tơ vàng. Đến lúc này, người
nuôi tằm mới rảnh tay đôi lúc, bớt tất bật như lúc tằm ăn. Đã thấy
vui lên. Không như người trồng lúa ngay đến ngày mùa càng bận
rộn, chưa vơi bớt nỗi lo.
Vui nhất đối với người nuôi tằm là lúc hốt kén đưa đến lò
ươm. Có thể coi là ngày người trồng lúa đưa lúa vào bồ.
Xưa kia ở ấp Long Hưng - Long Phú có nhũng lò ươm danh
tiếng. Những làng lân cận Tân An, Vĩnh Hòa, Long Sơn, Phú Vĩnh,
Châu Phong... cần uơm tơ tự dệt tại nhà, người ta đến Long Phú tìm ra
lò ươm ông Có, ông Vũng, ông Thiết, ông Ngọc, ông Hữu, ông Thạch,
ông Bền...cả Tân Châu thường hàng năm ươm được từ4 đến 6 tơ canh.
Hồi ấy.nghề ươm tơ còn đơn giản theo lối cổ truyền. Những
chiếc nồi đồng to tướng đặt lên chiếc lò hừng hực than hồng. Nước
sôi, cho kén vào nồi, kéo mối tơ quấn vào cái bánh sa quay. Đứng
bên lò ươm bốc lên mùi thơm ngậy, gần như cái hương nước dùng
chan vào tô hủ tíu. Người thợ ươm tay khuấy đôi đũa liên hồi vào
nồi nấu kén, tay quay đều đặn bánh xe cuộn tròn sợi tơ vàng óng.
Quay mãi kéo mãi sợi tơ chừng như bất tận, cho đến khi trong nồi
nước sôi lục ục chỉ còn lại mớ xác tằm - gọi tên là nhằng - mới thôi.
Con nhộng cũng không bỏ đi. Người ta lấy ra trộn gỏi để
nhâm nhi. Nhà nghèo, rang mặn ăn cơm. Những nhà dinh dưỡng
học bảo nhộng ngang với đạm thịt, đạm cua.
Còn lại phần khác của con tằm tưởng chừng là của vứt đi trái
lại vẫn là của tốt. Ây là phân tằm và dâu vụn trở lại trong nong.
Người ta đổ vào hố đất, dự trữ làm phân bón tuyệt vời. Bưởi Biên
372