Page 344 - nam bo xua va nay
P. 344

Hòa thơm ngon nổi tiếng thật sự là bưởi Tân Triều. Có lần tôi nghe
  ông chủ vườn bưởi Tân Triều - gần bảy mươi tuổi - nói  rằng bưởi
  Tân Triều  thơm ngọt khác  hẳn  bưởi  các  nơi  là nhờ cái  chất phân
  tằm.  Tôi tò mò hỏi:  “Lấy phân tằm từ đâu?” Ông cười đáp:  “Dưới
  đất Tân  Triều,  đào  sâu  xuống  hàng  mét  vẫn  còn  thấy  tùng  tầng,
  từng  lóp phân tằm.  Đời ông và đời  cha tôi Tân Triều  là làng dâu,
  nuôi  tằm, dệt lụa”.

        Nghề ươm tằm cũng như nghề dệt Tân Châu cải tiến không
  ngùng. Theo lối ươm cũ, cha ông truyền lại, sợi tơ không mấy nhuyễn,
  không suông đều.  Đoạn nhỏ đoạn to, đôi  nơi gồ lên như gút mắc.
  Lụa dệt xong, may mặc vài tháng nhũng chỗ gút mắc ấy “đổ lông”.
  Làm sao cạnh tranh nổi với hàng nhập nước ngoài. Không thể theo
  mãi lối mòn người xưa vạch sẵn cho ta, người Tân Châu tìm cách
  cải  thiện  nghề  ươm.  Nhà Tằm Tân  Châu  -  trung  tâm chi  phối  kỹ
  thuật dệt cho cả miền Nam - tập họp các  nhà ươm và thợ ươm tơ
  biểu diễn theo lối Quảng Nam. Ươm theo lối mới, sợi tơ đều, suông
  sẻ, lụa may quần áo mặc mãi chẳng đổ lông.
        Nói cho công bằng lụa Tân Châu được tiếng, đương nhiên kể
  từ nghề ươm, nghề dệt. Cho đến bây giờ làng dệt Long Phú - Vịnh
  Đồn, cái gốc của nghề dệt Tân Châu đã khác hẳn những năm xưa.
  Mọi  công  đoạn của kỹ thuật đều  dùng máy  - máy ươm,  máy  dệt,
  máy  nhuộm,  máy  nện  - thay thế thủ công.  Nhưng  hấp dẫn khách
  hàng phải kể anh nhuộm có công to.
        Khởi đầu người ta dùng chàm và vỏ dà nhuộm lụa. Màu giữ
  không bền.  Các  lò dùng thuốc nhuộm,  lâu ngày thuốc cũng phai,
  lụa trổ màu. Rồi không biết từ lúc nào, một người thợ nào đó dùng
  trái mặc nưa nhuộm lụa.  Qua nhiều lần nhuộm rồi phơi lại nhuộm
  lại phơi - có đến hàng chục lần - nhựa trái mặc nưa để lại cho lụa


                                                               373
   339   340   341   342   343   344   345   346   347   348   349