Page 348 - nam bo xua va nay
P. 348
Đòn ca tài tử Nam bộ
• HUỲNH KHẢNH
ừ xưa cho tới nay, thuật ngữ “Đờn ca tài tử Nam bộ” không
T
phải ai cũng gọi giống nhau, có người, có noi gọi là “Ca
nhạc tài tử Nam bộ” hoặc “Đàn ca tài tử Nam bộ”... cho dù
cách gọi khác nhau nhưng có lẽ ai cũng hiểu đó chính là dòng âm
nhạc riêng có của vùng đất Nam bộ. Để cho thuật ngữ này gần gũi
với bản chất Nam bộ, tốt hơn hết nên gọi là: “Đòn ca tài tử Nam
bộ”.
Theo Lẽ Quý Đôn và Phan Huy Chú thì ngay đến thế kỷ 17
vùng đất Đồng Nai và từ Sài Gòn trở vào, vẫn là rừng rậm đến mấy
ngàn dặm, đất đai nhiều kênh rạch, đường thủy như mắc cửi, không
thể đi bằng đường bộ. Cho đến khi triều đình nhà Nguyễn đề ra
chính sách đinh điền, khai hoang mở cõi, thì nhiều người ở các giai
tầng, hoàn cảnh, địa vị khác nhau từ miền Bắc, từ miền Trung, nhất
là từ Thuận - Quảng kéo vào vùng đất màu mỡ này. Từ đó vùng đất
Nam bộ với sự cộng cư và giao lưu với nhau về những kinh nghiệm
trong lao động sản xuất, về nét văn hóa riêng của nhiều tộc người
cùng gian lao, khổ cực bên nhau đã hình thành nên những phong
tục, tập quán, những làn điệu hò, vè, lý, hát ru... và hình thành làn