Page 349 - nam bo xua va nay
P. 349
điệu dân ca Nam bộ. Dân ca Nam bộ là yếu tố quan trọng tạo thành
nhạc tài tử Nam bộ.
Những năm gần đây có một số người cho rằng bài bản của
nhạc tài tử Nam bộ là do ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi), nhạc sư
của triều đình Huế lưu lạc dến huyện Cần Đước, tỉnh Long An sáng
tạo nên vào những năm cuối thế kỷ 19, nhưng chưa đủ chứng cứ để
khẳng định. Gần đây qua các tài liệu cho thấy bản Tứ đại oán, một
trong bản chính của oán là do ông Nguyễn Quang Quờn, quê ở
Vĩnh Long và bản Văn Thiên Tường do ông thân của giáo sư Trần
Văn Khê sáng tác... điều đó cho thấy rằng dòng âm nhạc của nhạc
tài tử Nam bộ là do nhiều người, nhiều thế hệ tạo nên chứ không
riêng gì ông Nguyễn Quang Đại.
Đến những năm đầu thế kỷ 20, phong trào đờn ca tài tử ở Bạc
Liêu (nay là Cà Mau-Bạc Liêu) bắt đầu xuất hiện xuất hiện trong
nhân dân ở từng nhóm trong cộng đồng dân cư. Trong các nhóm ấy
có nhóm đờn ca nổi tiếng của ông Nhạc Khị (nay gọi là hậu tổ Nhạc
Khị) cầm đầu, ông vừa phát hiện hạt nhân trong phong trào, vừa tập
họp lực lượng để rèn luyện, lại vừa đào tạo thêm những người có
năng khiếu say mê đờn ca. ông hết sức tâm huyết với nghề và có
một nguyện vọng lớn là làm sao cho phong trào dờn ca tài tử Nam
bộ ở Bạc Liêu hon hẳn trong vùng miền Tây và hon cả phong trào
dờn ca tài tử ở miền Đông. Hơn không chí riêng về mặt phong trào,
mà hon ở đây còn phải dờn giỏi, hát hay, không sai nhịp, không mất
gốc, không lai căng, nhung luôn sáng tạo, tiếp thu bổ sung những
yếu tố mới để cho nhạc tài tử Nam bộ ngày càng phong phú hon và
nhạc tài tử Nam bộ có cái sắc thái của Bạc Liêu trong đó. Với cái
tâm như vậy, nên ông thường nói một câu nổi tiếng mà cho tới bây
giờ vẫn còn giá trị trong thực tiễn: “Chơi đờn ca tài tử là coi như ra
378