Page 350 - nam bo xua va nay
P. 350
trận, hễ ca sai lòi, sai nhịp, sai giọng, đàn sai nhạc, sai nhịp là coi
như không phải đcm ca tài tử \ chính vì vậy mà nhóm người thọ
giáo ông, họp tác cùng với ông hoạt động phần đông đều trở thành
người có tài. Trong những người có tài đó đã tạo cái riêng của Bạc
Liêu trong nhạc tài tử Nam bộ. Đó là các bản nhạc Tứ Bửu Liên
Thành, Mẫu Đcm Thuấn Hoa Bạc Liêu do nhạc sư Ba Chột sáng
tác, ngoài ra còn Trường Tưcmg Bạc Liêu, Liêu Giang - Ngũ Quang
Bạc Liêu... và hàng trăm bản nhạc canh tân của nhạc sĩ Mộng Vân.
Đặc biệt nhạc sĩ Cao Văn Lầu là người học trò xuất sắc của ông
Nhạc Khị đă sáng tác ra bài vọng cổ Bạc Liêu - Dạ cổ hoài lang làm
phong phú thêm cho dòng âm nhạc tài tử Nam bộ, dòng âm nhạc
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các bài bản trên từ đấy đến nay
vẫn được sử dụng trên phạm vi cả nước.
Phong trào đờn ca tài tử Nam bộ Bạc Liêu - Cà Mau ngày
càng phát triển rộng mạnh hom và trong thực tế đã xuất hiện rất
nhiều nhân tài. Ngoài nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Mộng Vân, Ba Chột
còn có cô ba Vàm Lẽo, ông Năm Nghĩa, ông Mười Khối, ông Hai
Thom... chính những lớp người này đã làm rạng rỡ cho quê hưomg
trong hai thời kỳ thi dờn ca tài tử Nam bộ tại Sài Gòn vào năm
1935, 1938.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mặc dù trường
phái cải lưorng đã thịnh hành, mặc dù chiến tranh ác liệt, nhưng
phong trào đờn ca tài tử Nam bộ ở Bạc Liêu - Cà Mau kể cả trong
vùng địch tạm chiếm và trong vùng giải phóng vẫn hoạt động sôi
nổi, bởi lẽ vùng thành thị vẫn còn lóp người nghèo, còn nhiều người
mến mộ nó, còn ở vùng giải phóng, do tính chất ác liệt của chiến
tranh nên các nhóm đội dờn ca là rất phù họp. Đờn ca tài tử không
chỉ phục vụ cho nhân dân, mà còn là phưomg tiện để vận động,
379