Page 346 - nam bo xua va nay
P. 346

lụa Tân  Châu tưởng đâu đã chìm lịm trong  lóp lóp làn sóng hàng
   ngoại ồ  ạt tuông vào.  Như một cuộc đại  xâm lăng bằng hàng lụa.
   Những người thợ ươm, thợ dệt, thợ nhuộm tài hoa thất nghiệp, đau
   đớn thở dài. Họ bùi ngùi nghĩ tới lụa Hà Đông và một vùng quê tằm
   tơ Chuông Mỹ.
        Tiếng súng đồng khỏi đã nổ dậy khắp noi rồi. Đâu lẽ ngồi yên
   nhìn cảnh đời nghiêng đổ? Các thành và thị miền Nam ùn ùn dấy
   lên phong trào “chống hàng ngoại nhập tràn lan”, sống chết bảo vệ
   hàng  nội  hóa.  Một phong  trào  chấn  động  hiếm thấy  trong  thế kỷ
   này. Báo chí ngày ngày hùng dũng lên án “Kẻ tiếp tay giết hàng nội
   hóa”. Chống triệt để hàng nhập nước ngoài, hết sức ca ngợi những
   ai dùng hàng nội hóa.  Dùng hàng nội hóa lúc bấy giờ người ta coi
   như hành động tự cứu  lấy mình, như biểu hiện lòng tự trọng quốc
   gia.  Không ít người ngã xuống trong cuộc đấu tranh này.

         Không  chỉ  vậy  thôi,  người  An Giang  - Tân  Châu  vùng dậy
   bằng sức mạnh tài năng và lòng yêu nước. “Hợp tác xã Tằm Tang”,
   “Hợp tác  xã công  nghệ tơ lụa” ra đời  khôi  phục  lại  những  ruộng
   dâu,  trồng  lại  mặc  nưa,  khuyến khích  người  dân làng  dệt  “trở lại
   nghề xưa”, vực dậy đời sống nông thôn. Trước mắt hùn vốn, cấp tốc
   mua tơ Quảng Nam, tơ Nhật... cứu nguy. Chưa đầy mười năm hợp
   tác xã Tằm Tang lên đến hai trăm rưởi xã viên (lúc thành lập chỉ có
   140) và “họp tác xã công nghệ tơ lụa” có hơn 400 xã viên.
         Lạĩ còn “Thí điểm ươm tơ” theo lối mới (ra đời từ năm 1961).
   Mua máy ươm 40 mũi, 20 mũi về ươm, thay cho cái “bánh-sa-quay”.
   Rồi đến “Học xưởng ươm tơ, (thành lập năm  1963) nhằm đào tạo
   thêm  lực  lượng  thợ  ươm  giống  kén  lai  Việt  -  Nhật.  Máy  có  rồi,
   không đủ kén ươm, người ta lên ngay Bảo Lộc, Cao Nguyên, Buôn
   Mê Thuật tải  về.  Sợi tơ ươm theo lối mới đều và đẹp, khồng kém



                                                               375
   341   342   343   344   345   346   347   348   349   350   351