Page 353 - nam bo xua va nay
P. 353

Cõi Hà Tiên không chỉ đẹp bởi núi đồi biếc xanh thơ mộng,
               sông hồ, bãi biển quyến rũ lòng người. Cả đến ráng mây, những hạt
               mưa rơi rớt lại trẽn hồ, trên núi lúc chiều muộn, hoàng hôn cũng hết
               sức đáng yêu.
                        “Núi chồng chất mở ra bình phong tím xanh mền mại
                        Giọt mưa rớt lại cảnh sắc xinh đẹp vô ngần... ”

                                                           (Thơ Mạc Thiên Tứ)
                     Hà Tiên phải chăng là một Việt Nam tạo hóa thu nhỏ tài tình.
               Cố thi sĩ Đông Hồ, ngưòi tự mở nhà nghĩa học trên bờ sông Đông Hồ
               từ  1926-1934,  lấy  tên  “Trí  đúc  học  xá”,  tự mình  làm trưởng  giáo,
               chuyên dạy toàn tiếng Việt, đã nhìn  bằng con mắt của trái tim mình:
                    “Hà Tiên núi không cao, rừng không rậm, ngắm vui mắt, không
               ngán  trong lòng.  Có một ít hang động Lạng Son,  vài ngọn đá Hạ
               Long choi voi ngoài biển.  Một ít thạch thất son môn Hưong  Tích,
               vài cảnh Tây Hồ, đôi nét Hưong Giang. Một ít chùa chiền Bắc Ninh,
               lăng  tẩm  Thuận Hóa,  vài bãi cát Đồ Son,  Nha  Trang,  cửa  Tùng,
              Long Hải... ”
                    Hà Tiên là điểm cuối của non sông nước Việt, phía Tây Nam.
              Cũng là điểm cuối an bài trong lịch sử mở cõi Đàng Trong.

                    Sử Đàng Trong chép:  “Năm  1706, đám lưu dân đầu tiên lên
              đất Hà Tiên... Năm  1708,  vào tháng 8 năm Mậu Tý chúa Nguyễn
              Phúc Chu thuận phong cho Mạc Cửu một trong những di thần nhà
              Minh xin thần phục, cư trú trên đất nước ta, làm Tổng binh trấn Hà
              Tiên  và đặt  tên  vùng  đất  này  là Hà Tiên trấn...”  (PTT).  Ba mươi
              năm sau  Mạc Thiện Tích lập tao đàn Chiêu Anh Các.

                    Chiêu Anh Các sáng lập năm  1736,  một năm sau  ngày Mạc



              382
   348   349   350   351   352   353   354   355   356   357   358