Page 345 - nam bo xua va nay
P. 345
một màu đen huyền óng ả. Càng giặt càng đen, cho đến lụa nát cả
rồi mà sắc lại chẳng hề phai.
Trái mặc nưa tròn tròn như trái táo Thái Lan. Giã nát trái ra
từng cối, cho vào cái khạp to, ngâm nước, nhúng lụa vào đem ra
phơi nắng. Lại nhúng, lại phơi. Lụa phơi hàng hàng, trải dài trên
mặt đất trong vui mắt và đẹp xóm làng.
Tác giả kỹ thuật nhuộm mặc nưa ngày nay không ai nhớ, người
ta chỉ nhớ hồi ấy các lò nhuộm phải lên tận Cam-pu-chia mua mặc
nưa, chở tàu thủy hay ca nô về nhuộm. Hàng ngàn tấn mỗi năm.
Từ đó, lụa Tân Châu nổi tiếng cả nước, hấp dẫn nhiều nơi -
nhất là lãnh “Mỹ A” - kế đó là cẩm Tự hoa dâu, hoa cúc, mặt võng,
mặt đệm... bởi nước nhuộm đen tuyền, một màu đen đặc biệt, quần
áo mặc đến nát, cái màu đen độc đáo ấy vẫn còn nguyên.
Những năm đầu thập kỷ 50, Nhà tằm ương thử một ít hạt mặc
nưa, rồi phát cho dân trồng thử. Trước đó, vài noi, có nhà trồng lẻ tẻ
đôi ba cây. Vài năm sau, mặc nưa đã thành vườn rộng khắp nơi.
Xum xuê, sầm uất. Vườn này nối vói vườn kia. Dọc mương kinh
Long Phú có những vườn mặc nưa bề thế năm ba công. Mặc-nưa lên
tới Tân An, Vĩnh Hòa, xuống Long Sơn, Long Thuận, mặc-nưa vào
tận huyện núi Tri Tôn. Từ ấy, Tân Châu khỏi phải mất công sang
đất bạn mua mặc nưa, chuyển tải tốn kém, nặng nề.
Lụa Tân Châu đẹp với nét dáng của cô gái làng quê đẹp tự
thân, hồn nhiên và nhiều phẩm hạnh. Có một thời làng dệt Long
Phú - Tân Châu lận đận, tiêu điều. Hàng Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hồng
Kông và các nước chư hầu của Mỹ tràn ngập vào miền Nam như lũ
lụt. Chính quyền Diệm bỏ ra 11 triệu đồng nhập hàng dệt may sẵn
mang về gieo họa cho miền Nam! Danh tiếng lùng lẫy của nghề tơ
374 *
J