Page 356 - nam bo xua va nay
P. 356

Vãi”  tham  gia.  Mười  tám  năm  sau,  tập  này  được  ấn  hành  tại  Hà
  Tiên.  “Mùa hạ năm Đinh Ty (1737)”, Mạc Thiên Tứ đề tự,  hai  vị
  khác đề bạt. Hai mươi năm sau nữa, (1775) Lê Quí Đôn theo Trịnh
  Sâm vào Thuận Quảng mang cả về Bắc Hà. Năm  1776, Lê Quí Đôn
  làm sách Phủ biên tạp lục, chép cả 10 bài họa của Nguyễn Cư Trinh
  vào sách.
        Điều  hết sức thú  vị  là nội  dung thơ chữ Hán “Hà Tiên  thập
  cảnh” của Mạc Thiên Tứ còn được diễn  đạt  lại bằng chữ Nôm và
  theo thể thơ tiếng Việt. Dù rằng trong “Chiêu Anh Các” chỉ có 6 tao
   nhân là người Việt. Cố thi sĩ Đông Hồ, người thiết tha với quốc ngữ,
   đã đơn thân  lập ra trường dạy  Việt  ngữ ở Hà Tiên,  ngẫm nghĩ về
   “Hà Tiên thập vịnh”: “Thật là kỳ thú, thật là lạ lùng cho tiếng Việt!
   Tiếng  Việt quả có một quyến rũ phi thường.  Tiếng Việt quả có khả
  năng cảm nhiễm những tâm hồn thơ mộng."

        Cái gì khiến cho Mạc Thiên Tứ mở một cõi thơ vừa chữ Hán
   vừa chữ Nôm làm rạng mặt đất Hà Tiên? Có thể như Đông  Hồ nói:
   “Họ Mạc đã biết lợi dụng tiếng Nôm để làm phương tiện tuyên truyền,
   để làm lợi khí phổ biến  việc chính trị, kinh tế...” Nhưng nếu chỉ có
   thế,  biết đâu  những bài thơ,  dòng chữ ấy chỉ là những nét mực khô
   khan, những trang giấy lạnh lùng, không chứa nổi những “dòng xanh
   tuôn chảy”. Làm sao có được những  “Đêm thu hồ phía đông đón lấy
   bỏng trăng trước nhất ”, tạo ra hai vầng trăng:  “trăng trên tròi, trăng
  đáy nước ” nhìn nhau (Thu dạ Đông Hồ tiên đắc nguyệt). Làm sao giữ
   được  tiếng  chuông  buổi  sớm của chùa Tiêu,  (Tiêu  tự thần  chung)
   những ngọn sóng khơi xa Kim Dự, (Kim Dự lan đào) và tiếng trống
   Giang Thành những đêm xưa lẫn với tiếng đao kiếm nghìn xưa còn
   vọng lại đến ngày nay (Giang Thành dạ cổ).
        Thời trẻ đi về với đất Hà Tiên, một thị trấn yên tịnh chốn biên



                                                               385
   351   352   353   354   355   356   357   358   359   360   361