Page 112 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 112
đàn tranh, nhưng không có các con nhạn nâng mỗi
dây đàn lên, và chỉ có bảy dây tơ. Giai thoại vì quá
lâu về thời gian, có thể được thổi phổng lên nhiều
lần nhằm nhấn mạnh ở điểm này điểm kia, nhưng
tựu trung câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ trở thành
“bạn nhạc” (zhiyin hay “tri âm”) là điều có thể tin
được, vì trên thế giới, quan hệ giữa nghệ sĩ biểu
diễn và khán giả có thể có những thông số giống
nhau trong việc thưởng thức (nghe trong thính
phòng hay nghe đĩa nhạc) là chuyện có thật. Giá trị
tương tác giữa nhạc sĩ và thính giả trở nên lý thú
cho người nghe truyện tích trên. Giới nghiên cứu
Ngữ biểu học (semiotics) gọi nó là poietic process,
một quy trình ấn định ý nghĩa tạo âm từ người đàn
đến khả năng thẩm âm bởi người đàn lẫn người
nghe. Quy trình ấy cho thấy giá trị của việc thấu
hiểu những “tín hiệu” âm nhạc bởi một Chung Tử
Kỳ hay bất cứ con người bình thường nào có khả
năng cảm thụ được âm nhạc. Từ đó nói lên rằng giá
trị nghệ thuật có thể được thưởng thức xuyên thấu
qua bao giai cấp xã hội.
Không biết câu chuyện “tri âm tri điệu” đó có
ảnh hưởng đến mức độ nào trong nhạc sư Nguyễn
Vĩnh Bảo, nhưng có thể so sánh được mối tương
quan giữa ông với nhiều nghệ nhân hay những môn
sinh đờn ca tài tử (hay nói gọn là tài tử) của ông rất
TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ I 111