Page 113 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 113
đậm nét. Ông thường nói, đối với ông, “mọi thấy đờn
.
có thể là thầy của tôi” Ông khoe được vinh hạnh học
với hằng trăm thầy (!): “Suốt hơn 80 năm chơi đàn,
tính ra tôi đã tiếp cận với khoảng 200 nhạc sư, nhạc
sĩ của ba miền đất nước. Người nào tôi gặp, nhiều
,
hay ít, cũng là thầy của tôi” ông khiêm tốn trình
bày. Quả tình, âm nhạc không có rào cản giữa người
và người, giữa trò và thầy hay ngược lại. Trong cái
khiêm tốn hiếm có đó, ông đã lắng nghe, thấu hiểu,
tiếp thu được nhiều âm hưởng mới lạ trong người
ông và sáng tạo của ông để có những chữ đàn có một
không hai và người nghe tiếng đàn của ông thẩm
thấu được ý nghĩa âm thanh ấy.
Trong suốt thời gian nghiên cứu điền dã, khi
tiếp xúc với ông, tôi cảm thấy bản Lưu thủy trường
dường như là bài đắc ý nhất của ông, hay ít ra là bản
ông thường đàn nhất. “Trường” là dài; ở đây ám
chỉ một biến tấu mở rộng ra 8 nhịp mỗi câu từ bài
Lưu thủy gốc gọi là Lưu thủy “đoản” hay Lưu thủy
“thầy” (thường dùng trong lúc các sư tụng tán). Bài
này ngắn hơn (tức 4 nhịp mỗi câu). Lưu thủy trường
vì thế có thể xem là một bài “chuẩn” của ông dùng
trong giảng dạy. Chính đây cũng là một trong sáu
bài Bắc (tức thuộc điệu Bắc) trong truyền thống
đờn ca tài tử. Có thể nào chăng, nội dung lời ca của
ông Cao Hoài Sang viết về câu chuyện Bá Nha -
112 I NGUYỄN THUYẾT PHONG