Page 117 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 117
mới qua các bài Nam sau. Nhạc mục tài tử gồm từ
sáu bản Bắc, bảy bản Nhạc (tục gọi là bảy bài cò).
“Tại sao là bảy bài “cò”? Bởi nhạc sĩ nhạc lễ (gọi tắt là
“nhạc”) chỉ sử dụng loại đàn kéo như đàn cò, đàn gáo,
không có đàn khảy như đàn kìm, đàn xến, đàn tranh.
Trường hợp không đàn hết bảy bản, thì ít ra cũng là
ba bản như: Ngũ đối hạ, Long đăng, Tiểu khúc (gọi
tắt là Hạ - Đăng - Tiểu), đi dần đến ba bản Nam, rồi
bốn Oán, là trời bắt đầu sáng, do vậy người nói vui
là ‘nhạc cổ điển chơi tới kiểng đổ”, ông giải thích,
ĩhính giả là người biết nghe (tri âm, connaisseur)
rất sành điệu. Họ lắng nghe từng tiếng đàn của từng
cây đàn, giọng ca lên xuống mượt mà, với lời văn đẹp
và có ý nghĩa. Qua nhiều cuộc điểu tra, chúng tôi
nhận thấy nghệ sĩ tài tử đều nghe biết tiếng đàn của
đồng nghiệp trong lúc mình biểu diễn. Vì thế, ông
không đồng ý với ai đó cho rằng nhạc truyền thống
Việt Nam đơn điệu (monophony) và chỉ trong nhạc
tây phương mới có phức điệu (polyphony). Ông xác
định rõ về vấn đề khả năng phức điệu này: “người
tri âm tri điệu” đều có thể nghe được nhiều cây đàn
cùng lúc để biết và hiểu nhau trong lúc đàn chung
với nhau tạo ra một hòa thanh. Chính vi nghe được
tiếng đàn khác mà mình mới có thể thách thức lại,
tạo niềm hứng khởi và cảm nhận hết sức tinh nhạy.
Buổi hòa tấu nhờ vậy mới hay.
116 I NGUYỄN THUYẾT PHONG