Page 114 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 114

Tử Kỳ và giai điệu của bản nhạc đã nằm sâu trong
      tiềm  thức  của  ông?  Nó  có  một  giá  trị  “sống”  cho
      riêng  ông? Tôi đặt  giả  thuyết như vậy vì tính chất
      tâm lý thần kỳ của bài  nhạc mà ông đàn.  Sự phát

       triển thành Lưu  thủy trường phong phú đến độ nó
       trở  thành độc lập mà đôi khi ông cho rằng không
       còn liên quan nào hết với Lưu thủy đoản, ví như bài
       Vọng cổ với bài Dạ cổ hoài lang vậy!



           “Lối đàn tròn vành rõ nghĩa, câu nào ra cảu nấy,

       nhấn rung mổ nhấn rõ nét,  đúng điệu đúng hơi” ông
       thường nói,  đó  mới đúng phong cách  “tài  tử”.  Nhân
       một hôm xem trên truyền hình có phóng sự về sự kiện
       âm nhạc liên quan đến tài tử, ông tỏ ra không hài lòng
       và  nhắc lại  trong tâm  trạng muốn  bảo  vệ mạnh  mẽ

       cái  truyền  thống này:  “Điệu  nào  ra  điệu  nấy,  không
       đàn pha chè,  vay mượn để xen kẽ điệu khác vào,  dù
       là nửa câu hay vài nốt  Lý con sáo và Vọng cổ,  mặc
       dù không nằm trong nhạc mục tài tử Nam Bộ, nhưng

       nhạc sĩ thường khi đàn xong Lý con sáo  rồi mới bắt
       qua  đàn  Vọng  cổ  -   không như sân  khấu  cải  lương
       đàn  nửa chừng Vọng cổ, xen vài câu Lý con sáo,  rồi
       trở lại Vọng cổ  theo yêu cầu hợp lý của  thể loại này.
       Mặt khác, nhạc lễ cũng có sử dụng trống cơm, mõ, v.v.

       nhưng không phải bản đàn nào cũng có bộ gõ Hên tục
       xen vào. Ây vậy mà gần  đây trên  tivi lại có một “tay

                               TINH TƯỜNG VÀ TINH TẾ  I  113
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119