Page 115 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 115
tổ” nặng ký ngồi bên cạnh cô gái đàn tranh điểm trổng
cho cô tấu bản tài tử Nam Bộ.”
Trong nhiều cuộc tiếp xúc với các đổng
nghiệp của tôi trong ngành Dân tộc nhạc học
(Ethnomusicologỵ) ở các nước đến, ông luôn khẳng
định vai trò của đờn ca tài tử trong âm nhạc truyền
thống miền Nam. Nó móc xích với sự tiến triển của
nhạc lễ, hát bội, và cải lương. Nhưng đờn ca tài tủ
là gì? Ông giải thích rằng đờn ca tài tử là một loại
nhạc tiêu khiển không cố định về thời gian biểu
diễn, không sắp đặt lịch diễn, mà cốt ý là cuộc gặp
gỡ giữa những người “tri âm” hòa đàn với nhau khi
có thời gian, có người ca thì ca, không thì chỉ đàn.
Những người này hiểu nhau qua con người và qua
tiếng đàn. Nếu đã gặp thì biết giao lưu tiếng đàn, nếu
mới gặp lần đầu thì tìm hiểu nhau. Nếu hiểu và thích
tiếng đàn là “tri âm, tri điệu”, nếu là người tri âm, tri
điệu hợp nhau hơn nữa trong ý tưởng thì có thể trở
thành “tri kỷ”, tức hiểu nhau qua tiếng đàn lẫn cuộc
sống của nhau. Ý niệm tri âm, tri điệu rất quan trọng
trong đồn ca tài tử, vì nơi đây người chơi nhạc có đủ
thời gian của bản nhạc để tìm hiểu “kỹ thuật” diễn
tấu của người kia để đan xen tiếng đàn của mình,
thách đố nhau một cách tinh tế nhưng không làm
“mất lòng” người bạn, đồng thời có thể bày tỏ được
cái tinh tế của ngón đàn mình.
114 I NGUYỄN THUYẾT PHONG