Page 21 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 21
tiếng đờn bật ra. Mê quá, tôi như khám phá ra một
thế giới diệu kỳ của âm thanh từ đấy. Có lẽ nhờ bàn
tay được chạm vào những cây đờn và dụng cụ nghê'
mộc rất sớm nên sau này, tôi cũng có “duyên” với
nghề đóng dờn và truyền thụ nó cho con cái, dù
nghề này cũng từng trải qua bao lao đao, lận đận!
Khi ba tôi nới lỏng lệnh cấm, cho phép con
cái học dờn, má tôi hết sức thương chiểu, khuyến
khích tôi dờn và tìm thầy trong làng dạy dờn kìm,
đờn gáo cho tôi. Năm lên 12 tuổi, ba má tôi cho
phép tôi thọ giáo đờn tranh với một số thầy dờn có
tiếng trong vùng. Mặc dù học với mỗi thầy ít thôi
nhưng tôi đã nỗ lực, tự mày mò, tìm tòi, phát triển
thêm cho ngón đờn của mình. Tôi học dờn với thầy
Hai Lòng (Tam Bình, Vĩnh Long), thầy Ba Sáng
(Trà Vinh), thầy Năm Nghĩa (Trà Ôn), thầy Sáu Tý
(Cao Lãnh)... Được học dờn, tôi như con chim tự
do bay cao, tự do ca hót; câu chuyện e dè, ngại ngần
thử chạm vào những sợi dây dờn dạo nào không
còn nữa; giờ đây tôi đã được dờn tự do, được gắn bó
với âm nhạc, tự nhiên như hơi thở của mình.
Ở Cao Lãnh, ba tôi cũng là một trong những
người được xếp là rất hiếu khách. Thỉnh thoảng,
phòng khách nhà tôi là nơi họp mặt của nhiều nhà
nho, văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ mà trong trí nhớ, tôi
ghi nhận mấy chú, mấy bác này không phải chỉ là
20 I KIMỬNG