Page 29 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 29
Thế mà, xui rủi, đây là thời kỳ kinh tế thế giới bị
khủng hoảng (1929-1933), càng lúc chiểu hướng
khủng hoảng lan rộng đến các nước thuộc địa
Pháp ở Đông Dương. Ai dè, học xong nghê' thợ
bạc, tôi cũng khó tìm việc làm. Đi đâu, tôi cũng
thấy người nghèo, thiếu trước, hụt sau; ai có tiền,
có của dư đâu mà làm đổ trang sức! Tôi nghĩ đến
chuyện phải đi xa, may ra có thể dễ kiếm việc làm.
Nhìn lại gia đình: các anh trai lớn của tôi đều làm
việc ở Sài Gòn; các chị có chị sáu sau khi lấy chổng
đã sang Nam Vang lập nghiệp. Tôi còn đang băn
khoăn không biết chọn nơi nào giữa hai địa điểm
Sài Gòn và Nam Vang thì anh chị sáu đã viết thư
thúc giục tôi sang Nam Vang, với lời khuyên hết
sức thiết thực: “Ở bên này, cậu chín dễ tìm việc
làm hơn!”
Thế là, một buổi sáng, tại bến tàu chạy từ Vĩnh
Long - Sa Đéc qua Nam Vang, tôi quyết định xách
chiếc va-li cũ và cây dờn mandoline, bước xuống
tàu...
Khoảng thời gian những năm 1930 trở đi,
đường thủy từ Cao Lãnh lên Nam Vang có mấy
chiếc tàu nhỏ (chaloupe): Lợi An, Vạn An, Nghĩa
An, Hồng An. Còn nếu đi lên Chợ Lớn có chiếc
Hồng Hoàng. Ngoài ra, có ba chiếc tàu Nam Long,
Thuận Sanh, Hòa Sanh, Hồng Sanh chạy từ Cao