Page 64 - tap 2 phan 1
P. 64
Mao Trạch Đông, Chính trị kinh tế học, quân sự thì có Binh khí
Pháo binh, Kỹ thuật Xạ kích, Chiến thuật Tác chiến... Xem đi
xem lại thì thấy có môn Binh khí Pháo binh là tương đối khoái
vì tôi nghĩ nó có thể có ích cho công tác tương lai của tôi, còn
các môn chiến thuật chiến lược thì chỉ có các cán bộ chỉ huy cấp
cao mới cần.
Thời gian này tôi chỉ tập trung nhiều nhất vào việc học tiếng
Hoa. Mỗi lần lên lớp tôi đều mang theo một quyển sách tiếng Hoa,
khi thì quyển Chính trị kinh tế học, khi thì một quyển truyện
nào đó, và lúc nào cũng có quyển tự điển bên cạnh. Đối với từng
quyển sách, đọc đến chỗ nào có từ mới, chữ mới là tôi đều tra tự
điển rồi ghi chú ngoài lề, hôm sau trước khi đọc đến đoạn tiếp
theo là tôi lướt qua các điểm đã chú thích hôm trước. Và cứ lặp
đi lặp lại như thế nên mỗi quyển sách đọc xong là hầu như tôi đã
thuộc lòng các từ ngữ mới. Điều đó là hết sức cần thiết, bởi như
mọi người đều biết, đối với chữ Hán thì học chữ nào nhớ chữ ấy
chớ đâu thể đánh vần như chữ Latin, mà Trung Quốc thì lại có
hàng ngàn hàng vạn chữ riêng lẻ như thế. Nhờ cách học đó mà
càng về sau càng ít phải tra cứu tự điển, lần lượt từ quyển sách
đầu tiên là Thép đã tôi thế đấy, Rừng thẳm tuyết dày, Xuân, Thu,
Gia đình, rồi đến các tập hợp văn của Quách Mạt Nhược, thứ mà
tôi cho là phong phú về từ ngữ và khó đọc nhất của nền văn học
Trung Quốc, tôi cũng đọc, hiểu, và nhớ hết những chữ nghĩa mới.
Cuối cùng thì tôi học thuộc luôn cả quyển Từ điển thành ngữ
vốn là thứ khó nhai nhất, bởi nó bao quát hầu hết các phương
ngôn, ngạn ngữ, điển tích trong nền văn học cổ điển Trung Quốc.
Trong quá trình tự học như thế lại được cái may là có một giảng
viên tiếng Hoa do nhà trường bố trí luôn có mặt bên cạnh, có thể
xem là “một quyển tự điển sống” dành riêng cho tôi. Không biết ở
các trường đại học văn, các sinh viên nước ngoài được dành bao
318 Nguyễn Long Trảo