Page 159 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 159
Nghiên cứu phát triển 143
rất nhiều so với các khu vực khác đã trở thành gắn bó hơn
bao giờ hết với vận mệnh của Nam Bộ và cả nước. Nhân
dân Nam Bộ cũng như chung quanh Đồng Tháp Mười đã
cung cấp nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Trong khi đó
tại căn cứ, nghĩa quân tích cực khai khẩn đất hoang, làm
nông nghiệp để tạo nguồn lương thực cho cuộc kháng chiến
lâu dài, - bởi triều đình nhà Nguyễn đã bất lực và cắt đất
cho kẻ thù.
Từ cuộc khởi nghĩa của Võ Duy Dương, Đồng Tháp
Mười đã trở thành một trung tâm hội tụ nghĩa sĩ yêu nước
trong phong trào chống Pháp. Măc dù cuộc kháng chiến
của Võ Duy Dương bị thất bại vào năm 1866, nhưng sau đó,
cũng chính trên vùng đất này, một loạt những cuộc khởi
nghĩa khác liên tiếp nỗ ra như của Nguyễn Văn cẩn,
Nguyễn Văn Biểu (ở Vĩnh Hưng, Hồng Ngự), Lê Văn Ong,
Nguyễn Văn Khả, Trần Văn Điền (Cái Bè, Cao Lãnh)(1)...
Sức mạnh vật chất và tinh thần của các cuộc khởi nghĩa
đó đã trở thành một nguồn sinh lực mới, có tác động mạnh
mẽ đối với tiến trình phát triển của Đồng Tháp Mười trong
giai đoạn này. Chính hoạt động tiếp tế lương thực cho căn
cứ kháng chiến đã mở thêm cho Đồng Tháp Mười những
đường giao thông mới, như trường hợp rạch Đường Gạo...
Hoạt động kháng chiến đã thu hút về đây nhiều nghĩa sĩ
yêu nước từ các nơi khắp Nam Bộ. Và sau đó, những người
nghĩa binh vẫn tiếp tục bám trụ, sinh sông ở Đồng Tháp
Mười. Mặt khác, Đồng Tháp Mười cũng còn là nơi ẩn náu
của nhiều nhóm nghĩa quân thất trận từ các chiến khu khác
(I)
Cao Tự Thanh. - Sđd., tr. 240.