Page 160 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 160
144 Đồng Tháp Mười
rút về đây (nghĩa quân của Trương Định, của Nguyễn Văn
cẩn,v.v...), và chính họ cũng đã góp sức không nhỏ vào
công cuộc khai khẩn vùng đất này.
Như vậy, cùng với các phong trào kháng chiến, dân cư
Đồng Tháp Mười đã đạt tới một mức phát triển nhất định,
mà đặc biệt là bởi những người yêu nước từ nhiều nơi quy
tụ về. Chắc chắn rằng chính họ đã góp phần vào sự hình
thành các làng mới như Đại Phú (thành lập năm 1866, bởi
ôilg Phạm Văn Phụng), Phú Hưng (thành lập năm 1879, bởi
ông Phạm Ngọc Bạch) ở tổng Lợi Thuận, các làng Phước
Lộc, Tân Lập thuộc tổng Hưng Nhơn thành lập trong những
năm cuối thế kỷ XIX (I), thôn Vĩnh Thị (1875), Bình Hiệp
(1877), Tuyên Bình (1877)... (2) thuộc tổng Mộc Hóa. Song
song với việc lập làng, đất đai Đồng Tháp Mười như vậy
cũng đã được khai khẩn nhiều hơn. cần phải nói thêm là
trên địa bàn Đồng Tháp Mười cũng có một sô" làng bị giải
thể, xáo trộn để lập các đơn vị mới như trường hợp làng
Vĩnh Châu, thành lập năm 1899 từ đất Vĩnh Thạnh và Hưng
Điền (nay thuộc huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An), rồi lại bị
giải thể vào năm 1901 (3).
2. Công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp
và sự phát triển dân cư ở Đồng Tháp Mười
Sau khi chiếm toàn Nam Bộ (1867), Pháp cũng đồng
thời bắt đầu triển khai công cuộc khai thác vùng đất này.
(1) Géographie physique, économique et historique de la Cochinchine,
IV Facicule - Monographie de la province de Mỹ Tho, Sđd.,
Tableau XIII (Canton de Lợi Thuận).
(2) Nguyễn Đình Đầu. - Sdd., tr. 159.
(3) Nguyễn Đình Đầu. - Sdd., tr. 159.