Page 22 - tap 2 phan 1
P. 22
hôm đó chúng tôi họp tiểu đội, có mời gia đình dì Năm cùng dự.
Trong cuộc họp, đồng chí Sấm Tiểu đội trưởng đã đánh giá những
ưu, khuyết điểm của anh em trong mấy ngày qua, và chỉ ra những
việc cần phải làm sắp tới. Ngồi nghe xong dì Năm nói: “Trước đây
lính Bảo hoàng, lính Pháp đồn rằng lính Việt Minh đi đến đâu
thì hãm hiếp, giết chóc đến đó, vì thế mà dì và dân ở đây rất sợ.
Thế nhưng qua những việc làm và cách cư xử của các cháu, dì mới
hiểu ra không phải là như thế, bộ đội Việt Minh tốt lắm.”
Từ sau buổi họp đó, tình cảm giữa chúng tôi và gia đình trở
nên gần gũi hơn, rồi hai cô con gái mấy ngày qua lúc nào cũng
lặng lẽ ở yên trong phòng mới chịu xuất đầu lộ diện tiếp xúc,
chuyện trò vui vẻ với anh em chúng tôi, không còn e dè sợ sệt
như lúc ban đầu.
Cũng trong thời gian đóng quân tại nhà dì Năm, có câu chuyện
đáng được ghi nhận về tình cảm của những người dân miệt Đồng
Tháp Mười đối với bộ đội tập kết. Hồi ấy cá, mắm do các mẹ, các
chị chở xuồng từ Gãy Cờ Đen, Thiên Hộ, Ba Sao, Mỹ Quý... đem
ra chợ Cao Lãnh bán đều phải qua con đường thủy duy nhất là
kinh Thầy Cừ, vì vậy mà anh em chúng tôi khỏi phải ra chợ, chỉ
chờ có xuồng bơi qua là kêu lại mua. Mỗi khi thấy bóng dáng bộ
đội xách rổ đứng chờ dưới bến thì y như rằng sẽ có một câu: “Tụi
bay mang rổ xuống đây!”, thế là xúc cho cả rổ đủ các loại: cá rô, cá
trê, cá lóc... và ai cũng như ai đều dứt khoát không chịu lấy tiền,
nói là ủng hộ anh em bộ đội đi tập kết. Cứ mỗi lần như vậy là một
lần anh em chúng tôi thật sự cảm kích, mà chắc chắn không phải
vì lý do khỏi phải trả tiền.
(Theo lời kể của đồng chí Lê Hoàng Kế)
Sau khi các đơn vị đã chia nhau về nơi đóng quân, khoảng ba
hôm sau, khi xuống các đại đội nắm tình hình, tôi tạt vào một túp
276 Nguyễn Long Trảo