Page 24 - tap 2 phan 1
P. 24

phá xóm như quỷ sứ chớ đâu dễ thương như mấy chú bộ đội Việt
           Minh này.”

               Trở về nhà, tôi lấy cái áo rách vai ra định vá, bỗng nghe sau

           lưng một giọng thanh thanh: “Anh đưa em vá cho, có cái máy
           may trong này nè.” Tôi quay lại thấy cánh cửa buồng đóng im ỉm
           mấy hôm rày đã mở, một cánh tay con gái vén chiếc rèm cửa, chờ
           đợi. Vậy là có “cô gái ngủ trong... buồng” cách tấm phản mình
           nằm có vài bước mà không biết! Chiều, ra sông tắm xong trở về

           thấy chiếc áo đã vá tinh tươm, xếp gọn để trên ba lô. Bước ra sau,
           tôi thấy một cô gái độ mười sáu, mười bảy tuổi, tóc thề ngang
           vai, nước da trắng, khuôn mặt dễ nhìn đang ngồi ăn cơm với má.

           Đoán đó là “người vá áo”, tôi bước tới cảm ơn. Má Hai giới thiệu:
           “Con Sáu, gái út của má đó con.” Tối đến, chúng tôi tập trung
           các em nhỏ ra bờ sông tập múa, hát, tôi thổi kèn harmonica đệm
           theo. Sáu cũng ra theo, tập hát, giọng Sáu trong, thanh, hát đúng

           nhạc, khá hay. Sáng hôm sau, Sáu nhờ tôi chép cho một số bài
           hát để học thuộc lòng. Tôi lấy lời bài hát để giải thích về lòng yêu
           nước và lý tưởng cách mạng. Sáu lắng nghe và khi tôi đọc câu thơ

           của Tố Hữu:
                         Hỡi những con khôn của giống nòi

                       Những người trai quý, gái yêu ơi!
                         Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước

                       Chọn một dòng, hay để nước trôi?
               Sáu trầm ngâm rồi nói khẽ: “Em sẽ đi theo con đường của

           mấy anh.”
                                            (Theo lời kể của đồng chí Võ Thành Kiết)


               tôi vào gặp ông chủ nhà, có lẽ là một chức sắc có cỡ, đầu búi

           tó, râu đen dài, tướng quắc thước. Tôi nói lý do, xin cho đơn vị ở



           278   Nguyễn Long Trảo
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29