Page 28 - tap 2 phan 1
P. 28
Đi được một đoạn, bất chợt nhìn ra phía sau thấy một người
đang cầm bó đuốc cháy đỏ bước thấp bước cao cố đi cho kịp đoàn
quân, nhưng vì trời còn tối nên không nhận ra là ai. Mãi đến khi
trời mờ sáng mới nhìn rõ thấy đó chính là bác Hai, chợt hiểu hóa
ra tiếng sột soạt chúng tôi nghe khi đêm là tiếng bác Hai đang
âm thầm soạn lá dừa bó đuốc. Tôi liền gọi to: “Bác Hai! Bác Hai!
Sáng rồi, bác về đi, chúng cháu đi hai năm sẽ trở về gặp bác”. Tôi
vừa nói vừa đưa hai ngón tay lên trời tượng trưng hai năm trở về.
Nhưng bác vẫn cố vác đuốc lặng im bước theo, thỉnh thoảng còn
thấy cầm chéo khăn rằn đang quấn trên cổ lau lên trán rồi lau vội
những giọt nước mắt. Bác Hai đang khóc! Khóc thật! Hình ảnh
này mãi mãi tôi không bao giờ quên!
(Theo lời kể của đồng chí Lê Văn Ba)
Trên đây là đôi câu chuyện nói lên tình cảm mà những người
dân Cao Lãnh đã dành cho anh em chúng tôi chỉ sau những ngày
tiếp xúc ngắn ngủi. Song bên cạnh đó còn có nỗi đau riêng của
những cuộc chia ly giữa vợ và chồng, giữa người yêu với người
yêu, vì không được phép đi cùng mà phải chịu cảnh kẻ ở lại, người
ra đi; những câu chuyện nói ra chắc chắn sẽ chạm đến trái tim
nhân ái của mọi người mà mãi đến sau ngày giải phóng tôi mới
được nghe kể lại. Sau đây, là dăm ba câu chuyện như thế.
Quê tôi ở rạch Cái Tôm, xã Tân Thuận Đông, huyện Cao
Lãnh, mười hai tuổi tôi đã đi theo cách mạng vào du kích của xã,
lớn lên thoát ly gia đình vào bộ đội chủ lực của tỉnh. Do yêu cầu
hoạt động, đơn vị phải đi hết chỗ này tới chỗ khác, và khi tới ấp 1
xã Tân An của thị trấn Cao Lãnh này tôi đã gặp một cô gái, sau đó
nên vợ nên chồng lúc tôi hai mươi tuổi, còn cô thì mới mười chín.
Được lệnh tập kết, ở tuổi thanh niên tôi cũng rất háo hức muốn đi
xa, được học hành, bay nhảy, tiến bộ, ngặt nỗi là chỉ mới cưới vợ có
282 Nguyễn Long Trảo