Page 11 - TỔ QUỐC GỌI
P. 11
lại mét với Bà nội vì sợ bị Bà nội rầy, bởi có bà mẹ nào lại không
thương con. Có một câu chuyện từng khác sâu vào tâm trí tôi.
Đó là lần anh Ba Thanh Nha vẽ chân dung của Bà, vẽ rất giống
vì anh tốt nghiệp Trường Mỹ thuật kia mà! Vẽ xong anh ngắm
tới ngắm lui, và muốn chọc Bà nội một chút chơi nên anh phán
một câu: “Cái miệng của Bà nội giống cái miệng của thằng Phiên
ghê!”. Thế là Bà nổi khùng: “Tao làm sao mà lại giống cái đồ
không có đầu có đuôi, cái đồ ăn cắp ăn trộm đó!”. Sở dĩ Bà bảo
tôi là đồ “không có đầu có đuôi” bởi vì lúc nào tôi cũng kêu anh
Bảy Noãn bằng “thằng” mà Ba Má tôi lại không chịu dạy con,
chỉ có Bà là lúc nào cũng tỏ ra không bằng lòng. Bà cứ nói đi nói
lại: “Cái thằng đó (là tôi) còn thua cục cứt, vì cục cứt ỉa ra còn có
đầu có đuôi”. Còn “ăn cắp ăn trộm” cũng chỉ vì việc trèo cây hái
quả của các nhà hàng xóm, bởi nhiều lần tôi đã bị người ta đến
tận nhà mắng vốn khiến Bà là người lúc nào cũng tự coi là nhà
giàu bị mất mặt. Nghe câu nói không chỉ một lần đó của Bà nội,
Má đã âm thầm ngồi khóc một mình. Trong ký ức của tôi Má là
người hiền hậu, mỗi khi chúng tôi có lỗi thì lời lẽ cũng không
nặng nề, và không khi nào đánh con. Nhưng có lẽ vì đông con
và luôn bận bịu với công việc làm ăn, và có lẽ cũng do thói quen
nên Má cũng ít khi bày tỏ những cử chỉ nâng niu chiều chuộng,
khác với cách biểu lộ tình thương của chúng tôi hay các con
chúng tôi đối với con cái của mình. Ngay những lúc tôi bị bệnh
Má cũng không đủ thời gian để chăm sóc, sáng ra chỉ cho uống
nửa viên thuốc aspirin, một loại thuốc được Má coi như thần
dược có thể trị bá bệnh, rồi vội vàng xách giỏ đi chợ bán hàng, cố
gắng lắm cũng chỉ mua được củ khoai, trái bắp nhờ người hàng
xóm mang về cho tôi ăn đỡ đói. Sau này khi đã xa nhà, nhiều
khi nghĩ lại mới thấy tiếc sao mình không sớm hiểu hết tình yêu
thương thầm lặng của Bà già đối với mình thuở đó.
31