Page 13 - TỔ QUỐC GỌI
P. 13
ngược lại: “Ông cũng là người Cao Lãnh, vậy ông có biết ông ấy
không?”. Ông trả lời tỉnh queo: “Đó là ông nội của tôi đó cha
nội!”. Không ngờ quả đất lại tròn đến thế! Ông Bộ vốn là một
con người nhơn từ, tốt bụng nổi tiếng cả làng, tuy biết cây trái
nhà mình thường bị lũ con nít, người lớn lối xóm đến khuấy phá
nhưng không bao giờ ông lại có ý tìm cách rình rập, xua đuổi.
Nghe kể rằng đêm nọ khi nghe có tiếng động ngoài vườn ông
bèn chống gậy bước ra xem, thấy một người đang ngồi trên cây
xoài nhà mình lui cui hái quả, bèn nhỏ nhẹ: “Có hái thì hái ít
ít đủ ăn thôi nhé, còn phải chừa cho người khác nữa đấy!”, ông
không dám nói to, sợ nó phát hoảng rồi nhảy bừa xuống gãy
tay gãy chân tội nghiệp. Nói xong ông thản nhiên trở vô, không
buồn xem thằng cha ăn trộm đó nó còn làm cái trò gì nữa không.
Cũng từ bờ sông bên kia, tôi đã nhiều lần đi tiếp đến miễu
Trời Sanh, hiện nay là nơi tọa lạc Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn
Sinh Sắc-thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh để bắt dế. Dế
trong rẫy dưa rất nhiều, vả lại dưa hấu ăn rất đã khát khi đang
đội nắng dưới trưa hè, mà dưa hái trộm thì ăn càng ngon hơn.
Với tôi lúc ấy, bắt dế và ăn dưa trộm là hai mục đích ngang nhau
trong mỗi chuyến đi xa như thế, và có khi ăn dưa mới là động cơ
chính bởi vì ở nhà chỉ được ăn trong ba ngày Tết. Ăn dưa trộm
cũng phải có nghệ thuật mới không bị phát hiện, phải mọp đầu
xuống sát đất như đang lắng nghe tiếng dế gáy, vỗ vỗ xem trái
nào thật chín rồi cung tay đập mạnh, hoặc hai tay nâng lên rồi
đập xuống cho nó bể làm đôi, khum bàn tay móc ruột cho vào
miệng, trong khi ăn cũng không được ngẩng đầu lên, rất dễ bị
lộ. Và chỉ có thể ăn tại chỗ, khệ nệ mang đi thế nào cũng bị tóm.
Đến đây thì tôi có thể giải thích rõ tại sao trên đầu đề tôi đã
dùng chữ “Phiên tặc”, liệu nó có ý nghĩa gì và liên quan gì đến
con người tôi? Xin thưa rằng ngoài cái tên “Nguyễn Long Trảo”
33