Page 9 - TỔ QUỐC GỌI
P. 9
có cơn giông thổi đến thì y như rằng xoài sẽ rơi lộp độp, cả mấy
đứa đều chạy ùa ra tranh nhau mà lượm. Lúc này thì xoài đã già
không còn chua, ăn sống thật tuyệt vời. Nhưng cách ăn xoài của
lũ trẻ con chúng tôi thuở ấy cũng không sang trọng quý phái là
phải mang vào nhà gọt sạch vỏ, thái ra từng miếng mỏng bày ra
đĩa rồi cầm từng miếng từng miếng chấm với nước mắm đường,
mà chúng tôi chỉ cầm nguyên trái, xoa xoa qua quýt rồi cầm đập
thẳng vào gốc xoài thì y như rằng sẽ bể ra nhiều miếng, cắn ăn
dòn tan, ngon không gì bằng, ai không tin cứ thử mà xem! Dọc
đường ra sông có bốn cây mận (miền Bắc gọi là roi) với bốn
màu trái khác nhau: trắng, xanh, tím nhạt và hồng đào, và ba
cây xoài cũng ba giống: xoài hòn có trái to, ngọt vừa phải; xoài
cà lăm, trái bằng nắm tay, tròn lẳn, ăn rất giòn; xoài thanh ca,
trái thon dài, ăn sống rất chua, đến chín thì ngọt đậm. Trong các
loại xoài kể trên thì xoài hòn là ngon nhất, cho nên Bà nội đã có
một quy định, mà cũng là một quyết định tối hậu: tất cả các cây
xoài khác đều có thể hái trái ăn trừ cây xoài hòn là không được
đụng đến, phải treo đó để dành cho anh Ba Thanh Nha là đứa
cháu quý nhất của Bà đang học ở Sài Gòn đến kỳ nghỉ hè về sẽ
thưởng thức. Năm nào cũng vậy, bao nhiêu trái của các cây xoài
khác chúng tôi đều lần lượt ăn hết, chỉ có cây xoài hòn là trái
vẫn còn treo lủng lẳng trên cao, ức chói nắng vàng ươm, thật
khiêu khích. Vậy là tôi cùng anh Bảy Noãn bàn cách “xử lý”, và
do anh Bảy Noãn đầu têu. Chúng tôi trèo lên chọn những trái
to nhất, già nhất vặn cuống, và cứ treo ở đó coi như “dú” trên
cây độ năm ba bữa nó sẽ chín, và chỉ cần đợi một ngọn gió nhẹ
thổi qua là nó rụng lịch bịch. Lúc này thì chúng tôi cứ ung dung
lượm ăn, không “phạm quy” với Bà nội vì là xoài rụng mà! Chỉ
có điều là khi anh Ba Thanh Nha từ Sài Gòn về thì chỉ được ăn
toàn là xoài cóc. Cùng với xoài, mận cũng là món khoái khẩu
29