Page 14 - TỔ QUỐC GỌI
P. 14
ngoài bìa sách thì tôi còn có thêm cái tên nữa là “Phiên”, do ông
bác ruột vốn thông thạo chữ Nho tìm được trong sách thánh
hiền đặt cho. “Phiên tặc” có nghĩa là “Giặc Phiên”, mà “giặc”
cũng có ý nói là “khuấy phá”, bởi vì ngay từ khi còn nhỏ, nhỏ
lắm tôi đã là đứa quá phá phách nghịch ngợm, mãi cho đến lúc
lớn xộn cũng vẫn chưa thay đổi với những “chiến tích” đã được
tường thuật ở phần trên.
Thế nhưng bên cạnh bao nhiêu trò “khuấy nước chọc trời”
theo đúng nghĩa đen thì ngay từ nhỏ tên “Phiên tặc” này cũng là
đứa dám làm những chuyện “đại sự” khiến người lớn phải cảm
thấy bất ngờ. Xin được kể vài chuyện.
Câu chuyện thứ nhất xảy ra khi tôi khoảng tám, chín tuổi.
Số là anh em chúng tôi rất mê câu cá, nhất là cá rô biển, mà câu
cá rô thì phải có mồi tép, mà muốn có tép thì phải có rổ xúc to
để xúc dưới mương, nhưng rổ rá trong nhà toàn là nhỏ không
xúc được. Thế là tôi phải nghĩ cách! Tôi đi bộ vào rạch Bà Dại
cách nhà gần ba cây số hỏi xin người quen được ba cây trúc, tôi
còn nhớ rõ buổi chiều hôm đó còn được chủ nhà cho ăn một
bữa cơm trộn khoai rất ngon vì lạ miệng, sau đó nhảy xuống
sông lôi về vì cả cây trúc quá dài không vác trên vai được, chỗ
cạn thì lội, chỗ sâu thì bơi, cố kéo cho tới nhà, cả người ướt
nhẹp, lạnh run. Tôi mang lên đợi cho ráo nước rồi chẻ nan,
đan mê, đem lận trong cối giã gạo rồi niềng vành, được cái rổ
xúc khá to, tuy không thật đẹp nhưng có thể xúc tép ngon lành.
Thấy tôi ngần ấy tuổi mà làm được cái rỗ to như thế nên bác Ba
Vẹn dù là người từng đặt cho tôi cái tên “Phiên tặc” cũng phải
ngạc nhiên và khen ngợi hết lời.
Câu chuyện thứ hai cũng nói về một việc làm nổi trội so với
lứa tuổi, nhưng lần này không ngờ lại rước họa vào thân: đó là
34 Nguyễn Long trảo