Page 19 - TỔ QUỐC GỌI
P. 19
Hằng ngày tôi và anh luân phiên thức dậy từ bốn giờ sáng nấu
cháo cho cả nhà điểm tâm đỡ tốn mấy xu tiền ăn sáng. Kể ra
thì chuyện nấu cháo cũng chẳng có chi là khó, chỉ cần vo gạo
nhóm lửa bắt lên bếp rồi ngồi đó mà chờ cho tới khi nó chín,
canh chừng không để lửa cháy to dễ bị trào, thế thôi. Còn hôm
nào ngủ quên dậy trễ thì phải giở ngón tăng tốc bằng cách dùng
đũa bếp khuấy liên tục cho nó mau nhừ kịp ăn trước giờ đi học.
Vì đang tuổi ăn tuổi ngủ mà phải thức dậy vào cái giấc đó nên
lắm lúc ngồi canh mà cứ ngủ gà ngủ gật, khổ không gì bằng.
Còn việc xách nước cho cả nhà dùng hằng ngày thì Ba tôi lấy
cái thùng thiếc cắt làm đôi, xách cho nhẹ, với lại khoảng cách từ
dưới mương lên tới cái lu đựng nước cũng khá xa.
Mỗi khi có gánh hát đến diễn tại chợ Cao Lãnh thì Má
thường sai tôi và anh Bảy mang sề bánh quy, bánh ít trần ra chợ
bán cho người đi coi hát ăn cữ khuya, và đó cũng là những dịp
chúng tôi được coi hát ké không mất tiền. Chúng tôi thay nhau,
đứa này ở lại coi xề bánh thì đứa kia đến chỗ rạp hát nhìn qua
kẽ hở coi người ta diễn. Có một lần khi tôi đang coi xề bánh cho
anh Bảy đi xem thì có một thằng ở hàng xóm đến nói là anh đã
bị một đứa khác tranh chỗ đâm bị thương chở vô bệnh viện. Tôi
lo quá, tắt đèn, bưng xề bánh về nhà. Vừa đi được mấy bước đã
thấy anh lơn tơn trở lại, tôi chưa kịp nói thì anh ngạc nhiên hỏi
tôi mang bánh đi đâu vậy, tôi bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện,
anh cười lớn nói rằng tôi đã bị gạt. Tuy biết bị gạt nhưng tôi
cũng hết sức mừng vì anh vẫn còn nguyên vẹn.
Để giúp gia đình kiếm cá ăn, chúng tôi thường đi chài trên
sông Cao Lãnh, anh Bảy vãi chài còn tôi thì bơi xuồng. Chỉ
trên một khúc sông dài năm sáu trăm mét mà vào những ngày
nước kém, với một miệng chài cụt do Ba tôi thải ra mà chúng
tôi cũng bắt được cả rổ cá đủ các loại: cá lòng tong, cá mè, cá
39